Khám phá nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 

Nhằm truyền tải thông điệp cân bằng, hài hoà, ngày 20/3 hằng năm được chọn là ngày Quốc tế Hạnh phúc trong năm. 

 "Đối với mỗi người khác nhau, hạnh phúc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, hạnh phúc nghĩa là làm việc để chấm dứt xung đột, nghèo đói, các điều kiện không may mắn khác và rất nhiều đồng loại của chúng ta hiện đang phải sống trong các điều kiện đó. Hạnh phúc không phải là điều gì phù phiếm, cũng không phải là điều xa xỉ. Hạnh phúc chính là khát khao sâu xa của mọi thành viên trong gia đình nhân loại. Hạnh phúc không nên từ chối một ai và phải là của tất cả mọi người. Khát vọng này ẩn chứa trong cam kết của Hiến chương Liên Hợp Quốc để thúc đẩy công bằng, hòa bình, nhân quyền, tiến bộ xã hội và mức sống được cải thiện".

Lịch sử ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 

Thời điểm đánh dấu sự ra đời của ngày đặc biệt này là vào tháng 6 năm 2012 khi Liên hợp quốc chính thức tuyên bố chọn ngày 20/3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Cho đến tận bây giờ với tư tưởng tiến bộ hiện đại đã có 193 quốc gia trong đó Việt Nam cũng ghi tên mình là nước cam kết ủng hộ, nỗ lực và tích cực hành động hướng tới một xã hội công bằng văn minh, phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống để tất cả, toàn nhân dân được hưởng đời sống hạnh phúc. 

Bắt nguồn từ đề xuất của Vương quốc Bhutan, quốc gia nhỏ bé thuộc khu vực Nam Á Liên Hợp Quốc đã ra quyết định lấy ngày 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc. Từ cột mốc 1970 trở đi, nhà vua đã ban hành cách thức mới đánh giá một xã hội thịnh vượng chính là chỉ số hạnh phúc của con người, ngoài chỉ số kinh tế rõ nét mà chúng ta thường thấy. Chỉ số này được các chuyên gia tính toán dựa trên yếu tố điển hình như tinh thần, sức khoẻ, giáo dục, chất lượng quản lý, môi trường và mức sống hiện tại của người dân. 

Trong phạm vi của cuộc họp nhằm phát động Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Tổng thư ký Liên hợp quốc bấy giờ là ông Ban Ki Moon đã đưa ra lời phát biểu: "Chúng ta cần một mô hình kinh tế mới nhận diện được tầm quan trọng của ba yếu tố tối cần thiết cho sự phát triển bền vững. Ba yếu tố đó gồm: Xã hội - Kinh tế - Môi trường. Nếu làm được cả 3 điều này, chúng ta sẽ có một thế giới hạnh phúc". Bhutan - quốc gia được ghi nhận có chỉ số hạnh phúc cao đã công nhận vị thế của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia đó đánh dấu từ những năm đầu tiên của thập kỉ 70 trong thế kỷ 20. Đại diện quốc gia Bhutan cho rằng ngày Hạnh phúc là nhu cầu tối thiểu để xoá bỏ tấm màn ngăn cách giữa các quốc gia và nhận về đó là sự liên kết, đoàn kết toàn nhân loại. 

Ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 

Lý do đằng sau Liên hợp quốc chọn con số 20/3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc bởi đây là ngày đặc biệt trong năm, khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo do đó độ dài ngày và đêm có sự tương đồng nhau. Đây được coi là biểu tượng cho sự hài hoà, cân bằng trong vũ trụ cũng là nói đến sự cân bằng âm dương, ánh sáng và bóng tối, ước mơ và hiện thực.

Do đó ngày Quốc tế hạnh phúc gửi gắm thông điệp ý nghĩa rằng: cân bằng, hài hoà là một trong những chìa khoá mang đến hạnh phúc. 

Ngày Quốc tế Hạnh phúc tại đất nước Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”. 

Cột mốc này đã ghi nhận Việt Nam có những bước tiến nổi bật trong tiếp tục hướng đến mục tiêu vì sự phát triển an sinh xã hội, xây dựng mái ấm gia đình Việt hạnh phúc đồng thời nâng cao nhận thức toàn xã hội về ngày này để từ đó có phương án xây dựng hành động cụ thể, thiết thực dựng xây tổ ấm gia đình hạnh phúc, cộng đồng hạnh phúc của người Việt do người Việt tạo nên, kêu gọi cánh tay từ các tổ chức, cá nhân bất kể trong hay ngoài nước với các hoạt động nhân ngày 20/3.

Năm 2014 có lẽ là năm đáng nhớ vì đây là thời điểm lần đầu tiên Việt Nam tổ chức phát động hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc trong đó nêu bật chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Nhân ngày này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt cho Chính phủ đưa ra thông điệp gửi tới toàn thể nhân dân nước nhà Việt Nam. Phó thủ tướng khẳng định, kể từ ngày khai sinh bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại tuyên bố chủ quyền nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi liền với tiêu ngữ: “ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Độc lập là tiền đề của hạnh phúc, tự do của nhân dân nước nhà. Tự do, hạnh phúc của nhân dân chính là thước đo nền tảng giá trị, là mục tiêu hướng tới của độc lập dân tộc. Hạnh phúc của nhân dân chỉ trọn vẹn, vững bền khi là công dân của 1 quốc gia độc lập và sống trong đời sống vật chất no đủ, có đời sống tinh thần lành mạnh. Nhân dân đóng vai là những người làm chủ của đất nước, làm chủ thời đại phát triển mới. Mọi người đều có đủ điều kiện phát triển toàn diện, hướng tới cái đích là chân, thiện, mỹ. Đó cũng luôn nằm trong mục tiêu cao cả, là đòn bẩy để chúng ta tiếp tục vươn mình, bảo vệ và dựng xây 1 đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phó Thủ tướng khẳng định: Nhân dân Việt Nam không quản ngại hy sinh, gian khổ để gìn giữ nền Độc lập nước nhà, dựng xây đất nước và luôn sẵn lòng, hăng hái trong chia sẻ, giúp sức, nhất mực đề cao trách nhiệm và là thành viên tích cực nằm trong cộng đồng quốc tế phấn đấu hết mình vì hòa bình, hợp tác, phát triển thịnh thượng, đem lại hạnh phúc cho cả nhân loại, bảo vệ màu xanh của hành tinh. Tổ chức ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 là để cả thế giới cùng chung một tiếng nói, vững niềm tin và nêu cao ý chí phấn đấu vì thế giới hoà bình, không có tiếng bom đạn của chiến tranh, không còn tồn tại sự đói nghèo thay vào đó là một thế giới phát triển bền vững và thịnh vượng; một thế giới tuy giữa người với người có sự khác biệt màu da, dân tộc, tôn giáo đều sống trọn trong niềm hạnh phúc. Phó Thủ tướng đưa ra lời kêu gọi: Để ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 trở nên cao đẹp và thiết thực, chúng ta hãy cùng nhau góp sức, trên dưới đồng lòng, sáng tạo, trách nhiệm, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra là phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú trọng tới khu vực đồng bào dân tộc ít người đời sống gặp nhiều khó khăn tới các đối tượng nằm trong phạm vi chính sách. Toàn thể nhân dân Việt Nam hãy nêu cao tinh thần, kế thừa và phát huy nền tảng truyền thống tốt đẹp, hiếu nghĩa của dân tộc Việt Nam: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hãy trao gửi niềm yêu thương và chia sẻ để giúp bản thân, những người quanh ta đầu tiên là gia đình có được những phút giây hạnh phúc trọn vẹn!

  

Bài viết liên quan

Một ngày du lịch Hà Khẩu có những trải nghiệm gì thú vị?

Bạn có thể có những trải nghiệm thú vị gì trong chuyến du lịch Hà Khẩu trong ngày VNGO bật mí hết những điều bạn chưa biết? Điểm đến này có gì thú vị? Những trải nghiệm độc đáo nào chắc chắn không thể bỏ qua? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ!   

Đại Lý Trung Quốc, thành phố lãng mạn và nhàn nhã bậc nhất Vân Nam

Đại Lý, tọa lạc tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nổi tiếng với vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng cùng nền văn hóa độc đáo. Nơi đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn thoát khỏi sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị và tìm kiếm sự thư giãn, an yên trong tâm hồn. 

Thể loại

img
loading
img